Pizza Lỗi Sẽ Bị Tiêu Hủy? Tại Sao Thế?

Một trong những câu hỏi nổi tiếng bậc nhất trên Quora – Website hỏi đáp lớn nhất trên toàn thế giới. được tạo bởi Robert Maguire, người có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực nhà hàng đưa ra khảo sát.

Đa số câu trả lời đều cho rằng nếu chủ doanh nghiệp cho phép nhân viên đem về hoặc ăn bánh Pizza lỗi. Thì sau đó lượng bánh “lỗi” sẽ ngày càng tăng. Đơn giản  là bởi càng nhiều “bánh lỗi” thì nhân viên sẽ có cơ hội được sử dụng nhiều hơn.

I. Trả lời cho câu hỏi trên Quora

1. Để giải thích cho câu trả lời trên, một số người bình luận đã trả lời như sau:

Một trong số đó kể rằng gia đình anh có một cửa hàng nhỏ chuyên bán bánh mì truyền thống. Cứ mỗi sáng họ sẽ nhận bánh “ký gửi” của những người thợ làm bánh. Đến cuối ngày, gia đình họ lại trả tiền cho những người thợ và gửi lại họ số bánh tồn.

Hoạt động duy trì cho đến khi một nhân viên trong tiệm đề xuất với người thợ để xin lại số bánh tồn. Bởi sẽ rất lãng phí nếu như vất bỏ chúng. Người thợ bánh đã đồng ý và kể từ đó số lượng bánh tồn tăng dần. Và thường xuyên tồn 15 – 20 lát thay vì 1, 2 lát như trước kia. 

Sau khi điều tra làm rõ thì phát hiện nhân viên kia đã giấu bánh đi không bán để biến nó thàng bánh “tồn”. Sau đó sẽ xin lại thợ bánh vào cuối ngày.

via GIPHY

2. Một người dùng khác cũng trả lời bình luận này với phân tích:

Đối với cửa hàng quy mô nhỏ đã như thế, vậy thử tưởng tượng nếu xảy ra đối với doanh nghiệp có quy mô lớn. Thậm chí quy mô khổng lồ thì sao. Giả sử đối với Pizza Hut, không chỉ để ăn, pizza thừa hoàn toàn có thể đem bán lại. Hãng có thể tụt giảm doanh thu nghiêm trọng. Vì càng nhiều Pizza hỏng thì các nhân viên sẽ càng vui mừng. Bởi không những họ có thể ăn những chiếc bánh đó. Điều này có thể ít xảy ra bởi do tiếp xúc quá thường xuyên với Pizza. Mà họ hoàn toàn có thể đem chúng đi bán lại.

Cách khiến trộm “tránh xa” nhà bạn

Thậm chí trong trường hợp tệ hơn, những người làm bánh có thể “vô ý” nướng cháy viền bánh. Xào nấu quá tay hay cố tình sai phạm ở một công đoạn nào đó đối với một số mẻ nhất định. Và sau đó số bánh hỏng đó sẽ chảy vào túi họ sau đó họ sẽ đem bán ra với giá rẻ và thu tất cả tiền vào túi.

Sau đó người dùng trên kết luận rằng thà hãy tặng số bánh lỗi đó cho những người không may mắn. Hoặc tiêu hủy hoàn toàn thì rủi ro lợi nhuận sẽ được kiểm soát đáng kể. 

3. Và ngay chính tác giả – người đã đưa ra câu hỏi trên – Robert Maguire cũng đưa ra bình luận của mình về vấn đề trên:

Ông lấy ví dụ từ cuốn sách ông từng đọc liên quan đến vấn đề văn phòng phẩm. Trong câu chuyện, công ty giữ mọi thứ trong tủ khóa cẩn thận, bất kỳ ai muốn lấy đồ dùng văn phòng thì phải ký sổ. Vậy nên mọi người bắt đầu lấy nguyên một hộp bút, cả tập giấy viết,… Bởi chẳng ai hơi đâu mất công ký sổ chỉ để lấy mỗi cây bút…Sau đó, họ sẽ cầm bớt đống bút và giấy ấy về nhà.

TOP 10 công ty văn phòng phẩm giá tốt tại Biên Hòa Đồng Nai

Cuối cùng một vài người nghĩ ra ý tưởng nên để tủ đồ mở, và nhân viên sẽ chỉ lấy đủ thứ họ cần… Kết quả là chi phí cho đồ văn phòng phẩm đột ngột giảm khoảng 30%.

II. Bài học đơn giản nhưng hiệu quả cho các doanh nghiệp

Robert Maguire kể rằng học hỏi từ câu chuyện đó, ông đã áp dụng vào công việc kinh doanh của mình. Khi mở cửa hàng tiện lợi, ông nói với nhân viên rằng. Thích ăn uống bao nhiêu thanh sô cô la và nước ngọt thì tùy. Nhưng phải bỏ giấy gói và lon rỗng vào hộp ‘hàng hư hỏng’ để ông liệt kê vào khoản khấu hao…Nếu họ có ca trực, họ có thể hút một bao thuốc, nhưng nhân viên ca trước sẽ là người trực tiếp đưa cho họ.

Tương tự như vậy khi mở nhà hàng pizza. Robert Maguire luôn cho phép nhân viên tự làm một chiếc pizza siêu lớn để thưởng thức. Và có thể dùng bất kỳ nguyên liệu nào họ muốn. Vấn đề duy nhất ông yêu cầu là họ phải ăn hết chiếc pizza đó, không được để lãng phí.

“Tin tôi đi – khấu hao hàng tồn giảm hẳn – khi các nhân viên nhận ra rằng họ có thể tùy thích lấy một lon Pepsi hay Coca. Hoặc làm một chiếc pizza, ‘cảm giác hồi hộp’ của hành vi lén lút sẽ không còn chỗ sống. Trong vòng vài tuần, số lon Coca rỗng từ 10 giảm xuống 3 hoặc 4. Tương tự, khi việc được ăn pizza trở thành thói quen hàng ngày. Nói thật ai cũng ngán và nhân viên cũng không còn thấy ‘vui’ khi cố gắng lên lút làm điều ông chủ không biết”, Robert lý giải.

Người tốt, chúng ta tưởng ít nhưng không phải, bởi đa số họ "tốt thầm lặng" | Báo Dân trí

Ông tiết lộ điều thú vị là phương pháp quản lý này sẽ xây dựng lên một tập thể trung thực. Trường hợp một nhân viên bắt gặp người khác đang có hành vi lén lút hoặc trộm đồ. Họ sẽ trò chuyện với nhân viên ấy trực tiếp. Kết quả là hành vi đó sẽ chấm dứt, hoặc nhân viên ăn cắp sẽ bỏ việc rất nhanh chóng sau đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *