Spaghetti – Tinh Túy Ẩm Thực Hay Sự Khốn Khổ Của Người Nghèo?

Xã hội hóa toàn cầu, không còn khó khăn, trở ngại nào khi ta muốn thưởng thức bất kì một món ăn nào đó

I. LỊCH SỬ SỚM NHẤT CỦA PASTA KHÔ

1. Nền công nghiệp Mỳ Ý ra đời

Vào thế kỷ 12, tại Sicily (Nằm trong vùng biển Địa Trung Hải và phía nam của bán đảo Ý, được ngăn cách bởi eo biển hẹp của Messina), các thương nhân người Ả Rập lần đầu tiên giới thiệu việc sử dụng mỳ ống khô (phơi khô)* đến người dân nơi đây. Ngành công nghiệp mì ống lần đầu tiên xuất hiện. Kể từ đó, Ý đã dần trở thành (và vẫn là) nhà sản xuất mì ống khô lớn nhất thế giới.

Sự phát triển này là kết quả của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng mang tính bước ngoặt của món mỳ Ý chính là 2 cách làm pasta cùng được giới thiệu tại Sicily. Một là do người Ả Rập du nhập đến phương Tây và một có nguồn gốc từ Hy Lạp-La Mã. Sự kết hợp của hai yếu tố này đã tạo nên sự phát triển phi thường của ngành công nghiệp mì ống của Ý.”

2. Lưu ý 

(Vào năm 1154 khi nhà địa lý học người hồi giáo Al-Idrin có nhắc tới trong tác phẩm của mình “Món ăn dẹt, dài được làm từ bột mỳ” được tạo ra từ Sicily đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm cho rằng mỳ Pasta (Mỳ Ý) có nguồn gốc từ Trung Quốc do thương nhân Marco Polo đem tới vào năm 1295)

Chú thích*: Vào thế khỉ thứ IX, hai bộ tộc du mục người Ả Rập Bedouin và Berber đã biết phơi khô bột bánh làm từ lúa mì cứng để kéo dài thời gian bảo quản. Sau khi du nhập đến Ý vào thế kỷ XII thì mãi cho đến thế kỷ XV, quy trình phơi khô đã được áp dụng. Trong giai đoạn này, “máy băng chuyền” ra đời, cấu tạo gồm một chiếc bánh xe gỗ dùng để treo và quay sợi mì, làm khô bột mỳ với nhiệt độ cao.

II. NGÀY ẤY, MỲ Ý – SPAGHETTI NHƯ THẾ NÀO?

1. Vào những ngày đầu tiên của Mỳ Ý – Spaghetti

“Vào thời Trung cổ, parmesan đã trở thành pho mát sữa bò quan trọng nhất của Ý. Cho đến lúc đó, pho mát hầu như chỉ được làm từ sữa cừu (còn bò về cơ bản chỉ được sử dụng để lao động). Thành công lớn của Parmesan không chỉ nhờ vào thực tế là nó có vị “ngon” (có thể nói giống với nhiều loại pho mát khác) mà còn do ngay từ đầu nó đã được kết hợp với mì ống như một loại gia vị chính của nó.

Đã có từ thời Trung cổ và vẫn còn trong thế kỷ 18, người ta thường kết hợp mì ống và pho mát, vì lý do hương vị mà còn vì các quy định của khoa học về chế độ ăn uống. Lưu ý rằng khía cạnh này của lịch sử mì ống là rất quan trọng, vì nó cho thấy rằng lịch sử của thực phẩm không phải là lịch sử của từng sản phẩm mà là của ‘hệ thống’ và ‘sự liên kết’ giữa các loại thực phẩm. Sẽ không thể hiểu được lịch sử của parmesan nếu không nhìn vào lịch sử của mì ống, vốn phát triển song song với nó”

Công thức “kinh điển” của mỳ Ý được ra đời khi cà chua được nhập khẩu lần đầu từ Peru năm 1554. Vào những năm sau đó, những con đường của thành phố nước Ý mọc lên nhiều cửa hàng đến nỗi Giáo hoàng Urban đệ Bát thậm chí phải ban hành quy định khoảng cách tối thiểu giữa các cửa hàng pasta phải là 24m. Bạn cứ tưởng tượng tổng mật độ của các cửa hàng Circle K và Winmart cộng lại sẽ tương đối bằng các cửa hàng mở ra ngày ấy.

2. Sự khác biệt giữa Mỳ Ý – Spaghetti dành cho tầng lớp thượng lưu và tầng lớp khốn cùng

2.1. Người nghèo ăn Mỳ Ý – Spaghetti như nào?

Mỳ Ý được coi là món ăn cao cấp chỉ dành cho tầng lớp quý tộc cho đến thế kỷ XVII khi hình thức sản xuất mỳ Ý thay đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất hàng loạt có máy hỗ trợ: chính thức trở thành “món ăn chính” cho tầng lớp nghèo nhất của đất nước.

(Dù vậy, loại Mỳ Ý người ngheo và người giàu ăn cũng khác nhau Một phần lớn những người ăn mỳ Ý chỉ có thể mua được loại có chất lượng kém, dính đầy bụi đất và có vị chua. Stoddard miêu tả “những người đàn ông bẩn thỉu treo dải bột mì lên giá phơi giữa bụi đất, rác rưởi và sự đổ nát của đường phố Napoli.”)

2.2. Từ thói quen trở thành nét đặc biệt văn hóa

Dạo trên đường phố, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các chủ quầy hàng rong thể hiện kỹ năng điêu luyện khi nhúng từng bó mỳ Ý dài ngoằng vào nồi nước sôi sục đầy bóng nước. Sau đó đĩa mỳ Ý nghi ngút khói sẽ được phục vụ cho các thực khách đói bụng đang chờ đợi. Những thực khách này sẽ dùng tay bốc từng miếng mỳ lớn, dài ngoằng rồi cho vào miệng trong một lần ăn.

Phong tục này chính là một trong những nét đặc biệt thu hút khách du lịch đến với Napoli. Hình ảnh ăn mỳ Ý của thực khách xuất hiện trên báo, tivi, tranh ảnh, bưu thiếp… Nhiều du khách còn được hướng dẫn ăn theo kiểu này, đa phần đều cảm thấy mới lạ và thú vị. Thậm chí có những người sẵn sàng bỏ tiền thuê để chiêm ngưỡng những người hành khất ăn mỳ.

Những người này sau đó dùng tay bốc từng miếng mì lớn rồi cho vào miệng. Đó chính là những người mang biệt danh “kẻ ăn Pasta” ở Napoli. (Vào giữa thế kỉ 14, người Italia đã biết dùng dĩa để ăn mỳ Ý và các loại thực phẩm khác).

Đa số khách du lịch đều bày tỏ sự thích thú khi được các chủ quán hướng dẫn cách ăn mỳ. Từng miếng mỳ Ý nóng hổi, bốc khói nghi ngút được đưa thẳng vào miệng trong một lần ăn. (Tự hỏi liệu họ có bị bỏng rát miệng không nhỉ?)

3. Kết luận

Khi đọc ta có thể cảm thấy phong tục này thật lạ lẫm, thú vị. Nhưng khi nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề, Mỳ Ý là cứu tinh của những người nghèo đói, mặc dù không phải lúc nào cũng có để ăn.

Napoli, với những nguyên liệu tuyệt vời và khí hậu biển thích hợp để phơi khô mì, đã trở thành trung tâm chế biến và thưởng thức mỳ Ý. Những người Napoli nghèo khổ cuối cùng cũng được ăn món mỳ Ý giàu calo – thứ tưởng như khó hơn lên trời. Người Napoli sau đó mang biệt danh “những kẻ ăn mỳ Ý”, biệt danh chỉ dành cho dân Sicily từ trước đến giờ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *