I. SƠ LƯỢC VỀ CƠM CHÁY
-
Cơm cháy – món ăn mộc mạc, thân thương
Trước khi bắt đầu sự tích thì có lẽ bạn đã biết: Cơm cháy nổi tiếng với sự mộc mạc, thơm ngon, giòm rụm nức lòng thực khách tứ phương. Trải dài từ Bắc vào Nam với sự thay đổi mùi vị của từng vùng miền như các loại xốt, và chà bông. Thế nhưng đặc điểm chung của chúng đều được làm từ những đôi bàn tay khéo léo, chân chất của con người Việt Nam.
Món ăn mộc mạc tuy đơn giản tưởng chừng như ai cũng có thể làm được. Nhưng đằng sau đó lại là câu chuyện về sự nỗ lực sáng tạo, sự khéo léo, tỉ mẩn và tình yêu chân thành của người tạo ra nó. Bạn biết tại sao chứ?
Hôm nay, bạn và Chibi Việt Nam cùng tìm hiểu về câu chuyện với trái tim chân thành này nhé!
2. Nguồn gốc cơm cháy
Tương truyền vào thế kỷ thứ 19, khi nhân dân Việt Nam còn đang cực khổ thời Pháp thuộc. Thì ở Ninh Bình có người thanh niên trẻ tuổi tên Đinh Hoàng Thăng đã quyết định rời xa quê hương. Và làm thêm trong một nhà hàng người Hoa làm chủ. Người chủ này có một cô con gái, ‘mưa dần thấm lâu”, 2 người nảy sinh tình cảm và yêu nhau.
Tuy nhiên, họ không đến được với nhau vì người cha cô gái ngăn cấm bởi vấn đề muôn thuở “môn đăng hộ đối”. Quá đau buồn vì không thể lấy được người mình yêu. Hoàng Thăng đã xin nghỉ việc và trở về quê cũ ôm mộng làm giàu để xứng với người chàng yêu say đắm.
Rất may trong thời gian làm việc tại cửa hàng, nhờ sự ham học hỏi anh đã học được rất nhiều bí quyết chế biến món ăn ngon. Kết hợp với sự sáng tạo tuyệt vời và sự chân thành trong trái tim. Ông đã sáng tạo ra món cơm cháy mà chúng ta rất yêu thích hiện nay.
3. Tình yêu trở lại
Sự thơm ngon, giòn tan và bùi nghịt của món cơm cháy đã tạo ra cơn sốt thời bấy giờ. Người người, nhà nhà đều yêu thích, đặc biệt những em nhỏ. Thế là từ một túp lều nhỏ ông đã xây dựng hẳn được một cửa hàng lớn và phát triển mạnh mẽ.
Tiếng lành đồn xa, ông chủ cũ – người đàn ông năm nào xua đuổi Hoàng Thăng nay lại đến tận nơi tìm gặp. Đề nghị hợp tác và gả con gái cho. Vui mừng vì tình yêu bao năm giờ cũng được toại nguyện, Hoàng Thăng đồng ý và mở rộng quy mô và cưới được người trong mộng. Sau sự thành công của ông, hàng trăm cửa hàng khác dần mọc lên. Cơm cháy không chỉ còn là báu vật của dòng họ Đinh nữa mà với món ăn tuyệt vời này, đặc sản cơm cháy – Ninh Bình.
4. Sự phát triển của cơm cháy
Lại quay ngược về thời bấy giờ, lúc mà cơm cháy chưa được các máy móc công nghệ hỗ trợ và gạo cũng chưa đa dạng như hiện tại. Việc làm cơm cháy hoàn toàn thủ công. Gạo làm cơm cũng chỉ được khoanh vùng gạo tám hoặc gạo nếp – sản vật của miền đồng quê Bắc Bộ. Việc nấu cơm cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn và sự lành nghề sao cho cơm vừa dẻo. Khi vừa chín tới thì nhanh tay xúc hết phần cơm trắng, chỉ để lại phần cháy đáy nồi. Tiếp tục đun cho cơm cháy chín đều. Sau đó lấy đũa cạy khẽ khàng phần cháy cho bong ra. Rồi chia thành miếng to rồi đem phơi dùng dần.
Ngày nay, với sự phát triển của máy móc, việc nấu cơm, phơi cháy có máy móc hỗ trợ. Nhưng cách nấu cơm truyền thống vẫn tạo ra những mẻ cơm cháy ngon nhất. Và đó cũng chính là sự khác biệt mà cơm cháy Rốp. Một trong những sản phẩm mà Chibi Việt Nam tin tưởng cung cấp đến người tiêu dùng.
5. Cơm cháy Rốp
Với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Giữa tinh hoa hai miền Nam, Bắc, cùng với trái tim đầy nhiệt huyết. Cơm cháy Rốp tự tin khẳng định vị thế trên thị trường hiện tại với những thành phần cao cấp. Được chọn lọc kỹ lưỡng như gạo ST25. Giống gạo được thị trường thế giới công nhận là ngon nhất thế giới năm 2019.
Chà bông cao cấp được chọn lọc từ những con gà đạt chuẩn mang đến sự ngọt ngào, mềm mềm dai dai. Thích hợp cho mọi người cùng thưởng thức kể cả em bé. Và tất nhiên không thể không kể đến những đầu bếp tay nghề cao với bao nhiêu năm kinh nghiệm làm cơm cháy. tự hào 100% thủ công trong môi trường khép kín, sạch sẽ, đạt chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Mang đến khách hàng sự cao cấp, an tâm và hài lòng nhất.
Sự hài lòng của bạn là niềm hạnh phúc của chúng tôi. Đừng ngần ngại mà hãy cho ngay gói cơm cháy Rốp vào giỏ hàng nhé! Bạn có thể thoải mái lựa chọn với đa dạng các mùi vị như chà bông, trứng muối, rong biển, mắm ớt…